seotime tokten-vn.org.vn nci avolution

Sữa tươi Devondale

sữa tươi devondale nhập khẩu trực tiếp từ công ty Devondale ở Úc về Việt Nam

2017年07月

Cây coca

Tên khoa học là: Erythroxylum coca Lam.

Thuộc họ cà – Solanaceae.

cây coca

Đặc điểm thực vật:

Cây coca thuộc loại cây nhỡ, cao từ 2 -4 m. Lá lọc so le, cuống lá ngắn, 2 lá kèm nhỏ biến đổi thành gai. Phiến lá hình bầu dục,2 bên gân giữa thấy 2 đường cong lồi tương ứng với 2 nếp gấp của lá trong chồi; phiến lá nguyên.

Hoa mọc đơn lẻ hoặc mọc thành xim 3- 4 hoa, hoa nhỏ mọc ở kẽ lá. Hoa lưỡng tính, tràng hoa 5 cánh màu vàng nhạt, 5 lá đài màu xanh.

Quả hạch,hình trứng, lúc chín có màu đỏ, chứa 1 hạt có nội nhũ.

Phân bố:

Cây có nguồn gốc Nam Mỹ, chủ yếu ở Columbia, Peru, Bolivia.

Cây trồng bằng hạt.

Bộ phận dùng:

Lá.

Chế biến:

Lá thu hái về đem phơi hay sấy ở nhiệt độ thấp, đem đóng thành bao. Lá có mùi chè, vị đắng dễ chịu, sau đó thấy tê tê.

Thành phần hoá học:

Các alcaloid được chia thành 2 nhóm:

  • Dẫn xuất của N-metyl pyrrolidin gồm hygrin, cuscohygrin, nicotin: chúng là các base không bay hơi.
  • Dẫn xuất của pseudotropin và acid pseudotropin carbonic gồm cocain, cinnamoyl cocain, benzoylecgonin, tropacocain, anpha- truxillin, beta- truxillin.

Tác dụng, độc tính:

Từ lâu, lá coca đã được thổ dân Nam Mỹ dùng, họ nhai lá coca với vôi thấy mất cảm giác đói, làm tăng hoạt động của các cơ và họ không còn cảm thấy mệt nhọc khi lao động chân tay. Do dó, trước đây người ta coi lá coca là thứ thuốc bổ.

Trên thực tế, các cảm giác trên của con người là do cocain mang lại, nếu dùng kéo dài sẽ gây nghiện và dần con người cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thể lực kém dần.

Cocain là chất gây tê niêm mạc, làm liệt các đoạn cuối của dây thần kinh cảm giác, gây co mạch máu nên thích hợp với các phẫu thuật như răng, tai, mũi, họng.

Liều nhỏ cocain gây cảm giác khoan khoái, dễ chịu, phê thuốc. Liều cao cocain gây ảo giác và có thể chết do liệt hô hấp.

Công dụng:

Hiện nay, cocain được xếp vào thuốc gây nghiện.

Dạng dùng làm thuốc là cocain chiết từ lá coca dạng muối, cocain hydroclorid được dùng làm thuốc gây tê tại chỗ như gây tê tai, họng, niêm mạch mũi,…, làm thuốc nhỏ mũi để chữa sổ mũi, uống để chữa đau dạ dày, thực quản.

Do tính chất gây nghiện nên cocain không được dùng cho các bệnh thần kinh, bệnh tim, bệnh xơ cứng động mạch, bệnh đường hô hấp mạn tính; không dùng cho trẻ em dưới 10 tuổi và người già.

sơ cứu khi bị rắn cắn là một thao tác rất quan trọng, nếu không nó sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của con người. Vì vậy bản thân mỗi người hãy tự trang bị cho mình các kiến thức sơ cứu cần thiết nhất để phòng ngừa.
Trước hết chúng ta phải phân biệt được rắn độc và rắn không độc. Nếu là rắn thường như: trăn rắn nước, rắn ri cá,…thì không có tuyến nọc độc và răng độc mà chỉ có vết răng hàm, nên khi cắn để lại vết răng hình cung,các dấu răng đều nhau và có khi để lại răng trên vết cắn. Rắn độc có hai tuyến nọc và hai răng độc, do đó khi cắn mổ thành hình chữ V hoặc dấu chấm than, thường để lại hai vết răng cắn. Sau khi bị rắn cắn thì có một số triệu chứng đặc trưng như sau: Rắn không độc thì có phản ứng tại chỗ nhẹ, phản ứng toàn thân không có; còn nếu bị rắn độc cắn thì nạn nhân sẽ trào đờm, sụp mi, mờ mắt, miệng không há được, nuốt khó hoặc sưng nề, chảy máu tại chỗ,…

Phân biệt rắn độc và rắn không độc

 Nếu bị nhóm rắn hổ cắn thì trước hết phải nhanh chóng buộc garo( nơi nào có thể buộc garo) trên vết cắn 3-4 cm,chú ý khi garo phải dùng bản to để tránh tổn thương nơi buộc garo. Tiếp đó, chúng ta tẩy nọc vết cắn bằng cách rửa sạch vết cắn rồi đưa đến cơ sở y tế để rửa lại bằng thuốc tím 1%. Sau đó, vạch vết cắt hình chữ thập( độ sâu qua da đến cơ chảy máu là được) và hút máu cắn ra, rồi nhanh chống đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
 Nếu bị nhóm rắn lục cắn: việc cần làm đầu tiên là giải quyết vấn đề đau nhức, sưng nề, xuất huyết, tán huyết, hoại tử. Do đó chúng ta không cần garô, rạch rộng, hút máu giống như nhóm rắn hổ cắn. Lý do là garô sẽ làm cho bệnh nhân dễ hoại tử hơn, rạch rộng sẽ làm chảy máu không cầm được. Vì vậy chỉ cần băng ép, tẩy nọc và chuyển nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Nếu nạn nhân bị nhóm rắn hổ cắn thời gian thì sau khoảng 90 phút có thể dẫn đến tử vong, còn các loài rắn khác chậm hơn. Do đó cần phải chuyển nạn nhân đến các cơ sở y tế có điều kiện cấp cứu hồi sức trước thời gian đó.

Sơ cứu khi bị rắn cắn

Chúng ta cần tránh đi loanh quanh ở những nơi không có điều kiện cấp cứu hồi sức và không có kháng huyết thanh đặc hiệu mà bỏ lỡ cơ hội cứu sống nạn nhân, cần chú ý nhé mọi người!

Hoạt chất : Acarbose 
Điều trị kết hợp chế độ ăn kiêng cho bệnh nhân tiểu đường. Phòng ngừa khởi phát đái tháo đường type 2 ở người rối loạn dung nạp đường, kết hợp chế độ ăn kiêng & tập thể dục.

THÀNH PHẦN
Acarbose (chất ức chế men α-glucosidase).
CÔNG DỤNG-CHỈ ĐỊNH
Glucobay Điều trị kết hợp chế độ ăn kiêng cho bệnh nhân tiểu đường. Phòng ngừa khởi phát đái tháo đường type 2 ở người rối loạn dung nạp đường, kết hợp chế độ ăn kiêng & tập thể dục.
CÁCH DÙNG-LIỀU DÙNG
Khởi đầu 50 mg x 3 lần/ngày, tiếp theo 100 mg x 3 lần/ngày. Tối đa 200 mg x 3 lần/ngày. Chỉnh liều theo đáp ứng & dung nạp. Chưa đáp ứng: tăng liều sau 4-8 tuần. Nếu kiệt sức dù tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn kiêng: không tăng liều nữa, có thể cần giảm liều. Trung bình 300 mg/ngày. Phòng tiểu đường type 2 ở bệnh nhân rối loạn dung nạp đường khởi đầu 50 mg/1 lần/ngày, tăng dần đến 100 mg x 3 lần/ngày trong vòng 3 tháng. Người già (> 65t.) không cần chỉnh liều, thời gian sử dụng thuốc theo tuổi bệnh nhân. Suy gan từ trước không cần chỉnh liều.
Cách dùng: 
Nên dùng cùng với thức ăn: Nuốt nguyên viên thuốc với ít nước ngay trước bữa ăn hay nhai cùng với ít thức ăn ngay trong những miếng thức ăn đầu tiên của bữa ăn.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Quá mẫn với arcabose &/hoặc thành phần khác của thuốc. Bệnh lý tiêu hóa mạn tính biểu hiện rối loạn tiêu hóa & hấp thu. Tình trạng bệnh lý & diễn biến xấu hơn do tăng sinh hơi trong ruột (h/c Roemheld, thoát vị, tắc ruột, loét đường tiêu hóa). Suy thận nặng (ClCr < 25 mL/phút). Thai kỳ/cho con bú.
QUI CÁCH ĐÓNG GÓI
Hôp 10 vỉ x 10 viên
NHÀ SẢN XUẤT
Bayer Schering Pharma

Hoạt chất : Insulin glargine. 
Điều trị đái tháo đường ở người lớn, thiếu niên và trẻ em từ 6 tuổi trở lên, khi cần điều trị với insulin.

THÀNH PHẦN
Insulin glargine.
CÔNG DỤNG_CHỈ ĐỊNH
Lantus solostar 100IU/ml 3ml Điều trị đái tháo đường ở người lớn, thiếu niên và trẻ em từ 6 tuổi trở lên, khi cần điều trị với insulin.
CÁCH DÙNG-LIỀU DÙNG
Dùng ngày 1 lần theo chỉ định bác sĩ, tiêm vào 1 giờ nhất định. 
* Cách dùng
Tiêm dưới da. Không tĩnh mạch. Không trộn với insulin khác hoặc pha loãng. Đái tháo đường tuýp 2: có thể dùng Lantus cùng chế phẩm thuốc uống chống đái tháo đường.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
QUI CÁCH ĐÓNG GÓI
Hộp 5 bút
NHÀ SẢN XUẤT 
Sanofi- Pháp

Glimepirid được dùng bằng đường uống để điều trị đái tháo đường không phụ thuộc insulin (đái tháo đường typ 2) ở người lớn, khi không kiểm soát được glucose huyết bằng chế độ ăn, luyện tập và giảm cân.Glimepirid có thể dùng phối hợp với metfomin hoặc glitazon hoặc với insulin. 


THÀNH PHẦN

Glimepirid 2mg

CÔNG DỤNG-CHỈ ĐỊNH

PirideSavi 2 -mGlimepirid được dùng bằng đường uống để điều trị đái tháo đường không phụ thuộc insulin (đái tháo đường typ 2) ở người lớn, khi không kiểm soát được glucose huyết bằng chế độ ăn, luyện tập và giảm cân.

- Glimepirid có thể dùng phối hợp với metfomin hoặc glitazon hoặc với insulin.

CÁCH DÙNG-LIỀU DÙNG 
- Cách dùng:Thường uống thuốc một lần trong ngày, vào trước hoặc ngay trong bữa ăn sáng có nhiều thức ăn, hoặc trước ngay bữa ăn chính đầu tiên trong ngày. Nuốt nguyên viên thuốc, không nhai, với khoảng nửa cốc nước.

- Liều dùng tùy thuộc  glucose huyết, đáp ứng và dung nạp thuốc của người bệnh. Nên dùng liều thuốc thấp nhất mà đạt được mức glucose huyết mong muốn. Liều khởi đầu nên là 1 mg/ngày. Sau đó, cứ mỗi 1 – 2 tuần, nếu chưa kiểm soát được glucose huyết thì tăng liều thêm 1mg/ngày, cho đến khi kiểm soát được glucose huyết. Liều tối đa của glimepirid là 8 mg/ngày. Thông thường người bệnh đáp ứng với liều 1 – 4mg/ngày, ít khi dùng đến 6 hoặc 8mg/ngày. Liều cao hơn 4 mg/ngày chỉ có kết quả tốt hơn ở một số trường hợp đặc biệt.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Đái thải đường phụ thuộc insulin (đái tháo đường typ 1), nhiễm acid – ceton do đái tháo đường, tiền hôn mê hoặc hôn mê do đái tháo đường, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu do đái tháo đường và những trường hợp mắc các bệnh cấp tính. Những trường hợp này cần dùng insulin.

- Người bị suy thận nặng, suy gan nặng, người có thai hoặc muốn có thai, người nuôi con bú. Riêng người cho con bú, nếu ngừng cho bú thì có thể dùng glimepirid.

- Người mẫn cảm với  glimepirid, người đã từng bị dị ứng, mẫn cảm với sulfonamid, hoặc mẫn cảm với một thành phần nào đó có trong thuốc.

QUY CÁCH ĐÓNG GÓI

Hộp 3 vỉ x10 viên nén.

NHÀ SẢN XUẤT
SaViPharm

 

↑このページのトップヘ