seotime tokten-vn.org.vn nci avolution

Sữa tươi Devondale

sữa tươi devondale nhập khẩu trực tiếp từ công ty Devondale ở Úc về Việt Nam

2017年06月

Trong quá trình kinh doanh tôi đã từng nhiều lần thất bại, thất bại không phải vì tôi thiếu kiến thức,kỹ năng,kinh nghiệm hay khả năng hoạch định,tổ chức và lãnh đạo, mà thất bại của tôi đa phần bằng nguồn từ văn hóa “gian thương” của Việt Nam mình. Sau khi làm thuê cho 2 tập đoàn đa quốc gia cũng khá đình đám là Pepsi và Chevron,tôi mở 1 cty chuyên về thương mại,buôn bán phụ tùng xe máy và dầu nhớt.

Trong quá trình làm thương mại này phải nói là thời gian tôi trải nghiệm được nhiều bài học xương máu về kinh doanh mà không trường lớp nào dạy.

Lần 1: Vì thị trường cần mặt hàng dầu nhớt giá rẻ,nên tôi gặp được một đối tác sx, anh này dẫn tôi đến xưởng, cho tôi xem nguyên liệu toàn là dầu gốc trắng tinh và phụ gia nhập từ mỹ,giá lại rẻ hơn 40% so với các cty đa quốc gia. Tôi rất tin tưởng bỏ ra một số tiền lớn,nhập hàng về,khi tung ra thị trường thì toàn bộ lô dầu bị cặn,tôi yêu cầu trả lại thì anh ta nói rằng hợp đồng không có điều khoản trả hàng vậy là tôi mất gần 500 tr ,đem bán ve chai

Lần thứ 2: Khi đi thị trường tôi thấy một loại ruột xe giá rẻ,hàng bán chạy,tôi liên lạc và nhập hàng này về,khi kinh doanh được 6 tháng,mặt hàng bị lỗi,tôi trả hàng cho cty này hàng giao đến nơi , cty nhận xong,không trả tiền và biến mất tôi mất thêm 200 tr nữa

Lần 3: Tôi quyết định không chơi với "bọn gt Việt Nam" nữa ,và dùng số vốn còn lại để kinh doanh với một công ty Hàn Quốc ở Thái Bình sx bình ắc quy, giám đốc điều hành là người Việt, tôi ra tận nhà máy, thấy hàng hóa rất tốt,xuất đi Hàn cả mấy congtainer, tôi chuyển khoản 700 tr để lấy hàng, lô hàng chuyển vào đưa vào xe không có điện,thế là tôi mất toi 700 tr nữa, điều tra ra mới biết lô hàng xuất đi Hàn thì chuyên gia Hàn qua kiểm soát và nguyên liệu nhập từ Hàn, còn hàng sx cho tôi thì anh giám đốc người Việt tuồn hàng Trung Quốc vào.

SUY NGHẪM

Trong cuộc đời kinh doanh của mình tôi mất rất nhiều tiền vì “gian thương” kiểu này, văn hóa kinh doanh và đạo đức kinh doanh ngày càng đi xuống, con người vì lòng tham sẳn sàng lừa gạt lẫn nhau để kiếm tiền,sẳn sàng phụ bạc bạn bè,anh em ,đồng nghiệp,cty để tìm kiếm lợi nhuận, sẳn sàng hại khách hàng của mình bằng thực phẩm bẩn,bằng sản phẩm độc hại.Chính vì lẽ đó người Việt ngày càng trở nên thiếu đoàn kết và nghi ngờ lẫn nhau.

Chính vì đã nhiều lần đau đớn khi bị đối xử bất công như thế nên tôi luôn tâm niệm trong lòng “điều mình không muốn thì đừng làm cho người khác” và tôi đã thành công. Những công ty lừa gạt tôi không có công ty nào tồn tại, người điều hành và cả cty đều biến mất khỏi thương trường với một kết cục không thể tệ hơn và tôi chiêm nghiệm ra rằng cuộc đời này luôn tồn tại “luật nhân quả”.
BÀI HỌC

Tôi có lời khuyên cho các bạn là muốn thành công thì phải kinh doanh có đạo đức,không vì lợi lộc mà bán rẻ lương tâm và uy tín,ngay cả lúc khó khăn hiểm nghèo thì càng phải giữ gìn uy tín của mình xem như một “bảo bối” . Các doanh nhân thành đạt khi khởi nghiệp không khác gì bạn,họ cũng nhiều lần thất bại, nhưng khác với bạn là khi thất bại thì họ luôn giữ tài sản “nhân hiệu” còn nguyên vẹn. Họ khác với bạn là họ tiếp tục mạnh mẽ đứng lên với tài sản vô giá còn lại là uy tín và thương hiệu cá nhân họ lại trở nên thành công một cách nhanh chóng.

Hy vọng là bạn nhớ
Mất tiền là không mất gì cả.
Mất uy tín là mất tất cả.
Mất niềm tin là tự đào mồ chôn chính mình.

Tác giả: Vo Yen
Link bài viết: Doanh Thương và Gian thương

Sau khi đọc bài viết của một người bạn trăn trở về việc người Việt ngại cho đi, tôi có đôi điều chia sẻ về nguyên nhân của nó:

Thứ nhất, cuộc sống người Việt quá khó khăn, để kiếm “miếng cơm manh áo” phải “đổ mồ hôi xôi nước mắt”, nhiều khi tranh giành, dẫm đạp lẫn nhau mới có được. Quá khó thì làm sao dám cho đi, bởi quan niệm xưa nay cho là mất, giữ là còn.

Thứ hai, quan điểm “cho đi” chỉ nặng nề về “cho đi vật chất” mà không hiểu cái nghĩa rộng của “cho đi” như cho đi tình yêu thương sự quan tâm, cho đi lời tư vấn giúp đỡ, cho đi cơ hội làm ăn, cho đi kết nối.

Thứ ba, văn hóa dân gian có câu “giúp vật vật trả ơn, giúp người người trả oán” đã sống “dai dẳng” trong nếp nghĩ của người Việt. Từ sâu thẳm trong tâm thức người Việt đã sợ “giúp người”, tức sợ cho đi.

Thứ tư, người Việt “cho đi” nhưng nặng nề trong việc muốn “nhận lại” nên cái cho đi ấy lắm lúc chỉ là sự vụ lợi mà thôi. Vì họ chưa thấy được cái quy luật Nhân – Quả, việc cho đi tức là đã nhận rồi.

Thứ năm, không biết cách cho đi, muốn cho đi nhưng chẳng biết làm như thế nào cho ý nghĩa, có ích cho người nhận.

Thứ sáu, bộ phận những người sống giả tạo với cái triết lý “cho là nhận”, đi rao giảng những điều tốt đẹp từ đó, dùng nhiều mỹ từ về nó nhưng bản chất thì vụ lợi cá nhân, đôi khi còn lừa lọc niềm tin của người khác. Cho nên người ta sợ “sự cho đi”.

Việc ngại cho đi hình thành từ nhiều yếu tố như văn hóa, lịch sử, kinh tế, giáo dục. Để thay đổi nó thì chỉ có giáo dục, giáo dục để hình thành tư duy đúng, từ đó có hành động đúng, tạo nên nét văn hóa đúng, cuối cùng là giúp phát triển kinh tế để rồi lịch sử lật sang trang mới, một xã hộitốt đẹp “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” (Tố Hữu)

Khi nào nền kinh tế còn làm ăn chụp giựt, dẫm đạp lẫn nhau để sống thì khi đó vẫn còn ngại cho đi, không dám cho đi.

Hiện tại, khi Việt Nam phát triển, con người được giao lưu nhiều hơn, tư duy mở hơn, tư tưởng “cho là nhận” đang thành hiện thực trong cuộc sống, nhiều người Việt đã "dám sống" với triết lý ấy “cho là nhận”. Bạn hãy tin rằng, xã hội luôn luôn phát triển thì triết lý “cho là nhận” ấy sẽ ngày càng phát triển.

Cao Trung Hiếu | Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.
- - - - - - -

Bài viết về NGẠI CHO ĐI.

Tôi đến thăm Chị 1 chiều mưa, thấy quán không đông khách lắm nhưng nhân viên thì tất bật chạy tới chạy lui và tiếng order bát nháo từ bếp ra sảnh. Còn Chị thì không ngừng chỉ đạo hết việc này đến việc kia, lâu lâu có chút quát tháo khi có phần thấm mệt. Đợi không khí giản bớt, tôi mời Chị ngồi xuống ghế rồi hỏi han:

S: E thấy có hơn 5 bàn mà sao có vẻ rối lên vậy Chị ?
C: Uh, tại mấy đứa nhân viên mới nó chưa quen nên Chị mệt lắm em.
S: Ý Chị là các bạn order hay bếp ?
C: Order đó, mấy đứa củ nghĩ. Chị mới tuyển các em SV vào làm, part-time k ah.
S: Vậy ah, thế khi các em vào Chị không đào tạo hay hướng dẫn trước công việc cụ thể sẽ làm những gì ư ?
C: Chị có nói nhưng tụi nó còn nhỏ không hiểu hết đâu em. Với lại SV đi làm thêm mà, hết hè là chúng nó lại lý do lý chấu xin nghĩ hết cho coi. Đào tạo chi cho mệt, với lại chỉ nhiều quá nó biết hết nghề lấy gì kinh doanh em.

Nghe đến đây, tôi lại thấy nặng lòng quá ... Tôi không nói ai đúng ai chưa đúng vì đặt mình vào từng người thì ai cũng có cái lý riêng nhưng trong trường hợp này tôi có 1 chút suy ngẫm về yếu tố cho đi. Không biết ngoài kia có nhiều người nghĩ như Chị không, nếu ta nghĩ mình đào tạo người sẽ mất công và chỉ nhiều quá họ biết hết sẽ quay lại cạnh tranh với mình thì đúng là có phần nên tâm tư sâu hơn.

Theo quan sát thì xã hội đúng là cũng có phần như thế nhưng nếu không đào tạo cho nhân viên tốt hơn thì phải chăng ta thuê họ vào để mệt thêm bởi suốt ngày phải ỏm tỏi vì không ưng ý rồi lúc cao trào lại không hay bởi lời ra tiếng vào. Chẳng phải ta nhận ra vấn đề nhưng mà chưa thấy nó quan trọng nên thôi kệ ?

Đợi khi nào có khách nhiều, đợi khi nào công việc tốt hơn, đợi khi nào mở rộng qui mô, đợi ... đợi ... mãi ... và ta vô tình quên mất ... mình đã từng có ý nghĩ tốt đẹp đó. Bạn ơi, bạn thử nghĩ như thế này nhé ... nếu mình đào tạo họ được 8/10 với mình thôi thì phải chăng ta đỡ mệt ? Phải chăng ta sẽ có nhiều thời gian hơn để ra ngoài giao lưu và học hỏi với những người hơn ta ?

Còn hơn phải lo lắng sợ mình đi mất cái này, thiếu cái kia, vỡ cái nọ ... nếu như có 1 ngày họ ra đi thì và nếu họ có mở ra kinh doanh giống như bạn thì trước tiên ta nên mừng cho họ bởi sự ươm mầm của bạn đã nở hoa. Hãy mạnh dạn cho đi, một lần buông xã tâm mình và chấp nhận mọi thứ đến với bạn một cách nhẹ nhàng thì khi đó bạn sẽ thấy tâm mình thanh thản và không phải vướng bận ở những yếu tố ngụy biện trong quá khứ.

Khi nào bạn còn nhớ là bạn còn thương và khi nào bạn còn nói về 1 ai đó có nghĩa là bạn còn quan tâm vì thế hãy thay 1 cái kính mới sạch sẽ hơn để tầm nhìn được bao quát tốt hơn bạn nhé. Hãy nên mừng vì những người đã từng được bạn chia sẽ lâu ngày nhìn lại thấy tốt hơn. Bạn thích thấy họ thành đạt hơn hay muốn thấy họ quay lại tìm bạn với sự khổ cực hơn ?

Nếu hiện tại bạn chưa có nhiều tiền, chưa có nhiều cơ hội tốt để giúp họ thì cái bạn có thể giúp được đó là cho đi trãi nghiệm và kiến thức của bạn bởi 2 thứ đó khi mất đi không mang theo được. Tôi tin rằng, với những bạn có tâm thì khi họ thành công họ sẽ nhớ ơn người đã giúp mình thuở ban sơ và khi ấy nếu lỡ may bạn có vấn đề không hay xãy đến thì chỉ cần mỗi cái cây bạn trồng khi xưa ấy chìa 1 cánh tay ra với bạn thôi thì cũng đã đủ rồi.

Hãy hướng về phía trước, gạt bỏ mọi lăn tăn và luôn sẵn sàng hỗ trợ cho những người mà bạn gặp trong cuộc sống bằng bất cứ cái gì bạn có tại thời điểm ấy và hãy liên tục làm điều đó. Seb tin thành quả của bạn sẽ nhanh chóng nở hoa, thử một lần cho mình cơ hội để trãi nghiệm cảm giác hạnh phúc và thử một lần vui chung niềm vui của người khác xem. Seb tin bạn sẽ thấy có 1 điều rất lạ và rất hay đó.

Link bài viết: Tại sao người Việt ngại cho đi

Khi rơi vào hoàn cảnh khốn cùng với nợ nần chồng chất. Tôi đã được một người thầy không chung dòng máu tiên rồng với chúng ta, đến từ đất nước mang tinh thần võ sĩ đạo chỉ dạy cho tôi con đường đi để xóa hết nợ nần bằng chính nghị lực và niềm tin vào bản thân mình. Tôi đã vượt qua chặng đường dài để đến được bến bờ thanh thản. Quay nhìn lại chặng đường đã đi qua tôi thấy người thầy không dạy tôi làm những gì cao siêu cả. Thầy chỉ dạy tôi những việc rất bình thường nhưng thầy luôn bắt tôi phải làm những điều bình thường ấy tốt hơn tất cả những người bình thường đã làm. Tức là tôi phải làm việc bình thường với một sức mạnh phi thường để tất cả những việc nhỏ nhất được hoàn thành một cách tốt nhất để từ đó tôi có thể làm được những việc lớn dần lên.

Thầy dạy tôi tiết kiệm từng đồng tiền được đổi bởi những giọt mồ hôi để rồi hướng tôi vào con đường kinh doanh bds để trả nợ. Lúc đầu tôi không tin có thể kinh doanh bds mà không có nhiều tiền vẫn có thể làm được. Nhưng thầy tôi bảo tôi làm được và chỉ có làm như vậy tôi mới xóa được nợ nần. Và tôi biết nhiều người không tin vào điều này, nhưng tôi là một minh chứng cho điều đó tôi cứ đi từng bước thực hiện công việc bình thường thật tốt trong việc mua và bán những ngôi nhà của mình một cách bình thường và kết quả cuối cùng thật phi thường ... tôi đã thoát nợ sau 9 lần chuyển nhà. Mọi người có thể nghĩ là tôi không thể gặp may mắn như vậy? Đúng những may mắn này không thể tự nhiên mà đến nó phải có một quá trình:

Lần đầu tiên tôi nghĩ đến chuyện phải bán " cái chuồng heo" mà cả nhà đang sinh sống vì nó ở trong con hẻm nhỏ chỉ rộng hơn một mét và số nhà thì có tới 3 cái ngạch chéo. Thầy tôi bảo đổi tới một nơi đường xá rộng rãi thông thoáng hơn và tôi rao bán nhà cùng lúc tôi cũng đi kiếm mua nhà. Nhưng ít tiền khó kiếm nhà ưng ý và tôi kiếm được một miếng đất bên hông nhà của một bác trên con đường Tăng Bạt Hổ phường 11 quận Bình Thạnh do hoàn cảnh khó khăn bác đồng ý cắt phần đất này bán cho tôi và tôi đã cất lên căn nhà cấp 4 trên mảnh đất đó. Khi còn là miếng đất hoang nó hầu như không được ai để ý nhưng khi căn nhà xinh xắn được tôi cất lên nó đã làm tăng ngay giá trị cho mảnh đất. Và tự nhiên có người hỏi tôi có bán nhà không và tôi cũng thử ra giá không ngờ họ đã đồng ý mua thật. Tôi tính toán và thấy mình lời cũng khá từ việc mua đất cất nhà này và tôi đã đồng ý bán nó. Đây là phi vụ đầu tiên mở màn cho một hành trình " du mục ". Chuyển nhà, thuê nhà mua nhà và bán nhà.
Sau vụ bán nhà này. Thầy tôi phân tích cho tôi nghe vì tôi đã tạo ra giá trị cho mảnh đất bằng việc cất lên một căn nhà xinh xắn. Lên tôi đã có thể bán được lời hơn. Chính vì vậy khi các công trình dự án được xây dựng người ta qui hoạch thiết kế theo các tiện ích khác như trung tâm thương mại, chợ, khu công viên giải trí, hồ bơi vv ... để tăng giá trị cho công trình và các bds liền kề .Qua lời thầy phân tích tôi suy nghĩ và nhận ra có rất nhiều cách để tôi tự làm tăng giá trị cho căn nhà mà tôi sẽ mua để làm tăng giá bán mà tính thanh khoản cũng rất cao và tôi đã trình bày với thầy kế hoạch tôi sẽ thực hiện. Được thầy động viên. Thế là hành trình mang các giá trị cho bất động sản nhỏ lẻ của tôi với mỗi căn nhà là một cách làm khác nhau. Mỗi căn nhà với tôi là một lần khởi nghiệp, bởi mỗi căn nhà là một kế hoạch kinh doanh riệng biệt, không căn nhà nào giống căn nhà nào cả. Bởi chúng tọa lạc ở các vị trí khác nhau. Điều kiện sinh sống và đặc thù của nó cũng khác nhau buộc tôi phải vắt óc ra suy nghĩ cho ra cách làm tăng giá trị cho nó như thế nào. Có lẽ chính vì vậy mà tôi càng tôi luyện cho mình cách nhìn ra giá trị cho mỗi bất động sản nhiều hơn mỗi khi mua một căn nhà.

Trên đây chỉ là phi vụ giản đơn nhất, phi vụ giúp tôi nảy sinh ý tưởng mang giá trị cho các bất động sản như một sự khám phá vô cùng hào hứng. Nhưng để làm được những điều này bạn phải học rất nhiều kiến thức. Bạn phải là người chịu khó chăm chỉ, có cái nhìn và biết nắm bắt cơ hội. Bên cạnh đó không thể thiếu tinh thần dám nghĩ dám làm bạn mới có thể làm được những việc tưởng chừng đơn giản như tôi đã trải nghiệm qua. Tôi nghĩ nó rất thú vị cho những ai muốn tìm hiểu và đam mê thị trường này.
Hôm nay tôi chia sẻ bài học đơn giản đầu tiên đưa tôi đi vào con đường kinh doanh bất động sản của riêng tôi. Nó không giống ai cả. Nó cũng chẳng có quy luật nào. Nó cũng chẳng có gì cao siêu hay bí mật cả. Nó không có công thức nhưng rõ ràng nó đã tạo ra giá trị cho bất động sản, một giá trị thật được mọi người chấp nhận. Nó đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Nó thỏa mãn nhu cầu và giấc mơ của những người xung quoanh nó. Tôi đã làm đúng mục đích của kinh doanh và tôi dã thu được kết quả mà tôi không cần phải dùng bất cứ một chiêu trò nào để bán bất động sản của mình cả.

Lần sau tôi sẽ chia sẻ với mọi người tôi đã làm như thế nào với lần mua bất động sản thứ hai nhé.

Link bài viết: Người thầy kinh doanh bất động sản của tôi

Một nguyên tắc quan trọng để thành công trong mọi lãnh vực của cuộc sống và trong mọi nghề nghiệp là quyết tâm “ĐI THÊM MỘT DẶM”; điều này có nghĩa là phụng sự nhiều hơn và tốt hơn mức mà ta được trả lương để làm, và thực hiện điều đó với một THÁI ĐỘ TINH THẦN TÍCH CỰC.

[​IMG]

Tôi muốn chia sẻ về một trong những nguyên tắc thành công có sức mạnh và sức ảnh hưởng này.

Chúng ta thử tưởng tượng, nếu chúng ta có một ai đó làm việc cho mình mà người đó luôn sẵn sàng làm việc nhiều hơn, tốt hơn mức được trả thì sao?

Nếu chúng ta có một đứa Em, một người bạn, hay người thân, mỗi khi chúng ta nhờ việc, người ấy luôn làm tốt hơn mức được yêu cầu thì sao?

Nếu chúng ta có một nhân viên, làm việc với một thái độ “Đi thêm một dặm” thì chúng ta sẽ đánh giá nhân viên ấy thế nào?

Nếu chúng ta phục vụ khách hàng, nhiều hơn mức mà khách hàng mong đợi thì điều gì sẽ đến với doanh nghiệp của mình?

Trong việc tạo dựng mối quan hệ thì sao? Nếu chúng ta giúp đỡ nhau, tạo dựng mối quan hệ với tinh thần cho đi và làm nhiều hơn mức mà người khác yêu cầu thì người khác sẽ đánh giá mình thế nào? Mối quan hệ ấy sẽ tốt thế nào?

Đi thêm một dặm là một triết lý sống, một trong những nguyên tắc thành công bền vững. Với việc Đi thêm một dặm, bạn hoàn toàn có thể thành công theo cách của bạn.

Cũng khó tìm được một trường hợp điển hình nào về thành công bền vững mà thiếu áp dụng nguyên lý này.

Một người đi làm, từ sáng đến chiều, làm đúng 8 tiếng và về nhà, hẳn nhiên người đó sẽ luôn được trả lương vừa đúng với số công người đó đã bỏ ra để làm và không hơn.

Nhưng nếu người ấy sẵn lòng làm thêm giờ, hoàn tất thêm công việc, suy nghĩ thêm, sáng kiến thêm giúp cho công việc được hiệu quả hơn thì người ấy sẽ thế nào?

Một cô trợ lý có thể thăng tiến thần tốc, chỉ đơn giản bởi sau giờ làm ngồi gọt viết chì cho sếp, mong rằng khi sếp cần bút chì để viết thì có sẵn những đầu nhọn đã gọt sẵn để sáng tạo.

Anh nhân viên mới vào thăng tiến sau 3-6 tháng lên leader, vì đã hiểu, tự nguyện giúp sếp thu thập thông tin thị trường tốt hơn về giá thịt heo tăng khi được giao cùng một công việc với người cũ.

Một Anh nhân viên đặt phòng có thể trở thành Quản lý cấp cao của một khách sạn nổi tiếng trên thế giới, chỉ trong một lần đã nhường căn phòng duy nhất của chính mình cho vị khách vãng lai cần lúc nửa đêm

Một cô nhân viên văn phòng, có thể lên vị trí quản lý cao hơn, chỉ đơn giản, suy nghĩ, làm và cung cấp cho sếp nhiều thông tin hơn mức được yêu cầu khi giúp Sếp sắp xếp đón một đoàn kiểm tra sản phẩm sắp đến nhà máy.


Và có nhiều câu chuyện thăng tiến của nhiều Doanh nhân lớn có sức ảnh hưởng, thành công bền vững bằng cách áp dụng nguyên tắc trên.

Tại sao “ĐI THÊM MỘT DẶM” lại có thể là một nguyên tắc và mang lại thành công?

[​IMG] 

Nếu một người làm việc, hoạt động, tương tác trong một tư duy, tinh thần “ĐI THÊM MỘT DẶM” người ấy sẽ:

-- Tích lũy thiện chí, thiện cảm, sự tin tưởng, lòng mến mộ, và làm cho người khác có nhu cầu có được mình.
Vì bạn làm việc nhiều hơn mức được trả, bạn đã vô hình làm người khác vui lòng, và nảy sinh sự mến mộ bạn

-- Đặt người khác vào chỗ phải biết ơn mình.
Cái đoạn mà bạn làm thêm đó, không ai trả lương, nhưng một cách tinh tế bạn đã đặt người khác vào thế mang nợ nghĩa tình và phải biết ơn bạn.

-- Làm việc với sáng kiến riêng, vì không ai bắt người ấy phải làm thêm
Cái đoạn bạn đi thêm đó, phần lớn là tự nguyện, do đó bạn đang được làm việc thêm với sáng kiến riêng, bạn đang sáng tạo.

-- Tâm hồn bình an và phấn chấn, vì chủ động, tích cực và ít so đo

--Thu hút được cơ hội và việc trả bù sẽ đến gián tiếp.

-- Đặt người chủ vào vị thế: Phải trả lẽ công bằng và lo sợ mất người đó.
Nếu có một nhân viên tích cực như vậy, thử hỏi có ông chủ nào mà không lo mất con người đó không?

-- Gây ảnh hưởng tích cực nhiều hơn với người khác.

-- Không sợ thất nghiệp

-- Làm chủ công việc, đồng lương và số phận

Đã có ai áp dụng nguyên tắc trên trong công việc/đời sống như thế nào?

Hãy chia sẻ câu chuyện đi thêm một dặm của mình đi?

Nguyễn Văn Thức
Giám đốc công ty quà tặng GIFTBRAND
(*) Nguyên tắc này lần đầu được hệ thống hóa trong tác phẩm Master Key to Rich của Napoleon Hill

Link bài viết: 
ĐI THÊM MỘT DẶM - Go the extra mile (*)

Mình là Hiền và mình học lớp CEO2. Tuy nhiên, nhờ may mắn được hỗ trợ lớp CEO3 mà mình được học lại bài giảng chiến lược của thầy Trần Kim Thành - chủ tịch tập đoàn KIDO.

Ngày đó mình mới tham gia CEO2 và còn ngây thơ lắm. Nên mình học bài chiến lược của thầy rồi nhưng vẫn chưa dám viết recap vì sợ rằng nó quá cao so với trình độ của mình. Lúc đó mình thực sự rất tự ti mọi người ạ.
Nhưng hôm nay là một ngày hoàn toàn khác biệt. Mình đã tốt nghiệp rồi, và mình lại còn là leader của team hỗ trợ lớp CEO3. Vậy thì hà cớ gì mình lại vì cái tự ti nho nhỏ đó mà không ngồi lắng nghe thầy giảng bài và áp dụng vào tình hình hiện tại của mình. Thế là mình mở não của mình ra…đón nhận kiến thức của thầy, từng lời, từng lời…

[​IMG]

CHIẾN LƯỢC THẦY THÀNH DẠY LÀ CHIẾN LƯỢC DÀNH CHO KHỞI NGHIỆP.

Mình đang có 1 ý tưởng khởi nghiệp. Và mình xin recap bài học bằng cách ứng dụng những gì mình được học vào ý tưởng khởi nghiệp này. Qua đó mọi người có thể hình dung được bài học của thầy thực tế ra sao, và giúp cho những bạn trẻ khởi nghiệp như mình nhiều như thế nào.

Mình đang là founder của vis.estate - hệ thống căn hộ dịch vụ cho thuê & môi giới căn hộ cho thuê ở TPHCM. Mặc dù business của mình vẫn đang sống sót và sinh lời nhưng mình vẫn đau đáu làm thêm 1 business khác liên quan đến B2B, và trải qua rất nhiều đêm suy nghĩ. Mình chọn ngành bao bì để vào ngành.
Điểm mạnh của mình là am hiểu về “gu” của phương Tây. Mình biết nhìn ra design nào là của Tây và design nào là của Tàu. Mình đi siêu thị của Tây nhìn thấy khác hẳn siêu thị của Ta. Và mình nhận ra đó là sự khác nhau của bao bì. Mình thấy có gì sai sai ở đây, phải chăng người tiêu dùng hiện nay không còn khắc cốt ghi tâm câu "tốt gỗ hơn tốt nước sơn” nữa. Tại sao cùng một mặt hàng nhưng sản phẩm có thiết kế bao bì và bộ nhận diện đẹp hơn thì lại có giá cao hơn? Mình cứ trăn trở những câu hỏi về bao bì như vậy. Và mình thực sự muốn gia nhập vào ngành này để có thể giúp các nhà sản xuất Việt Nam có thể có một lớp nước sơn thật đẹp, thật bắt mắt để bán được thật nhiều hàng đến người dùng. Nhưng mình vẫn không biết vào ngành này như thế nào, thâm chí là có nên vào ngành này hay không, thì buổi học Chiến lược hôm 11/6 của thầy Thành tại lớp CEO3 đã giúp mình có câu trả lời:

Thầy dạy rằng có 2 cách để tiếp cận một ngành. Đó là “thời thế tạo anh hùng” và “anh hùng tạo thời thế”. Một bên là mình nhìn thị trường, nhìn ra các nhu cầu của xã hội và tìm nguồn lực để giải quyết nó tốt hơn tất cả thì mình là anh hùng. Một bên là mình xem nguồn lực của mình có gì, mình tạo ra thứ gì đó làm đình đám với xã hội, mình cũng là anh hùng.

Vậy chiến lược là SỰ LỰA CHỌN. Chọn cái gì giúp ta có khả năng thành công cao nhất, xác suất thất bại ít nhất, vất vả ít nhất và kiếm được nhiều tiền nhất thì chọn.
Suy nghĩ mãi, mình ko có tài lực, cũng không giỏi để có nhiều nhân lực giỏi đi theo, cũng không có truyền thống gia đình làm về bao bì. Nếu mình vào ngành này. Chắc chắn phải là THỜI THẾ TẠO ANH HÙNG chứ không có chuyện ngược lại. Thế là mình đã CHỌN được một điều quan trọng.

Sau khi chọn được ngành bao bì rồi, mình phải vẽ ra chuỗi giá trị của ngành bao bì. Theo ý kiến chủ quan của mình nó sẽ là: cung cấp đầu vào —> sản xuất bao bì —> thiết kế bao bì —> tìm kiếm khách hàng. Vậy mình sẽ chọn đoạn nào trong chuỗi giá trị ngành này để vào đây? rồi Chọn phân khúc khách hàng của mình như thế nào? và người phối hợp của mình là ai? Tất cả những điều đó hình thành nên CHIẾN LƯỢC để vào ngành, lựa chọn dựa trên khoa học, và cả cảm tính.

Thầy dạy rằng mục tiêu tương lai sẽ quyết định ngày hôm nay bạn làm gì. Và bạn phải thắng trên chính cuộc chiến đó. Mình rất muốn sản xuất và thiết kế bao bì thật là đẹp cho các công ty sản xuất hàng hoá. Và muốn làm được điều đó mình phải am hiểu về ngành này thật nhiều. Muốn biết phải hỏi - muốn giỏi phải học. Vậy là trong đầu mình bắt đầu định hướng tới việc kết nối với các anh chị đang làm về sản xuất bao bì, học các sản phẩm của họ, tìm kiếm khách hàng cho họ, và từ đó hiểu được nỗi đau của những khách hàng - những người tạo ra sản phẩm và mong mỏi có được một bao bì đóng gói thật đẹp và phù hợp để làm sao bán được nhiều sản phẩm ra thị trường.

Mình chọn làm khâu thiết kế bao bì và tìm kiếm khách hàng. Mình chọn phân khúc khách hàng có nhu cầu làm bao bì bằng giấy, bìa cứng. Mình chọn người phối hợp với mình là các anh chị đang có xưởng sản xuất những mặt hàng này. Và đặc biệt là chọn những anh chị làm design (có cùng gu) với mình về cùng hợp tác làm ăn.

Để lựa chọn được những điều này, mình cũng nghe lời thầy viết nên tất cả triết lý kinh doanh của bản thân lên trang giấy. Đối với khách hàng mình cư xử ra sao, đối với người phối hợp mình có thái độ như thế nào…mình biết nó cũng rất là quan trọng vì nó định hình nên được: mình sẽ là ai trong ngành này.

Tiếp sau đó sẽ là câu chuyện những đặc thù của ngành bao bì - cụ thể là bao bì giấy. Các vấn đề liên quan đến ngành này mình phải lưu ý và cuối cùng là mình có lời giải cho các vấn đề liên quan này không? Phần này mình sẽ chia sẻ về sau - sau khi mình bắt tay vào việc nghiên cứu thật kỹ những yếu tố tác động vào ngành này và trên thị trường người ta đã có những lời giải như thế nào để giải quyết vấn đề. Hiện tại mình chỉ mới được học lý thuyết là phải làm những bước nào thôi.

Cuối cùng mình xin chia sẻ 1 công cụ để ra quyết định rất hay cho bản thân mà mình cực kỳ tâm đắc từ thầy. Đó là ma trận BCG. Ma trận này gồm 4 phần: Dấu hỏi, ngôi sao, bò sữa và chó. Tương ứng với 4 loại sản phẩm của doanh nghiệp mình. Hiện tại với mình Vis.Estate đang là ngôi sao và bò sữa. Nhưng mình cũng muốn phát triển dấu hỏi là ngành bao bì. Vậy theo như thầy dạy. Hiện nay mình phải tiếp tục đầu tư thời gian và công sức vào làm vis estate để tạo ra lợi nhuận. Rồi dùng lợi nhuận đó đem đầu tư cho mảng bao bì. Hứa hẹn trong một ngày không xa. Mình sẽ làm được điều gì đó giúp ích cho nhiều nhà sản xuất Việt Nam để đem sản phẩm sánh tầm quốc tế. Cám ơn thầy Trần Kim Thành thật nhiều vì đã dạy cho chúng em những kiến thức quý báu này.

Học trò LÊ HIỀN.

Link bài viết: BÀI HỌC CHIẾN LƯỢC ĐÃ THAY ĐỔI SUY NGHĨ CỦA MÌNH NHƯ THẾ NÀO?

Các file đính kèm:

↑このページのトップヘ